Trong thời gian gần đây, Bệnh melioidosis còn được gọi là bệnh whitmore, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm đã xuất hiện ở 1 số bệnh nhân. Các triệu chứng của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết…
– Nhiễm trùng cục bộ: Bệnh nhân sẽ đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét, áp xe tại vị trí nhiễm trùng
– Nhiễm trùng phổi: Sốt cao, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn
– Nhiễm trùng máu: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng
– Nhiễm trùng lan toả: Sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, co giật hoặc có các cơn động kinh.
Để chẩn đoán bệnh whitmore, bác sĩ phải thực hiện phân lập vi khuẩn từ máu, đờm, nước tiểu, dịch áp xe của bệnh nhân. Ngoài ra, trong 1 số trường hợp cần sử dụng loại xét nghiệm đặc biệt mới phát hiện ra.
Cách phòng ngừa bệnh Whitmore gây nguy hiểm đến tính mạng con người: Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong bùn đất và nước, lây truyền cho người và động vật chủ yếu qua vùng da tổn thương do tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Theo CDC Hoa Kỳ, sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thường sau 2-4 tuần, các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh whitmore, nên phòng bệnh cần được chú trọng. Do vi khuẩn thường có trong bùn đất, nước nên người dân, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước ô nhiễm. Nông dân khi làm đồng nên đeo ủng, găng tay.